Getinsvn.com

Introduce

I'm Business Analyst. Recently, I've been helping start ups getting an online presence, by building web and mobile apps, in the process of developing my programming and social skills.
Được tạo bởi Blogger.

Contact us

Tên

Email *

Thông báo *

Người đóng góp cho blog

Fanpage

. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN


Trong bài này, mình mạn phép múa phím một chút về quản lý tài chính cá nhân và đầu tư.
Nói sơ một chút về mình: trước đây mình kiếm được nhiều tiêu nhiều, kiếm được ít tiêu ít, nhưng đã tiêu là hết. Sau một thời gian nghèo sang chảnh, mình đã tỉnh ngộ, Tết này, mình không chỉ sửa soạn một tâm hồn đẹp đón Tết mà cũng phụ cho thầy u một ít. 
Và đây là một số điều mình rút ra (không hệ thống cho lắm vì mình đang focus những luận cứ trong bài của một bạn khác):
1. Tiết kiệm là một điều tốt, nhưng cần xác định tiết kiệm bao nhiêu, vì mục đích nào.
Mình đang lập quỹ tiết kiệm khẩn cấp phòng trường hợp ốm yếu mất sức lao động, thất nghiệp dài hạn, khủng hoảng tuổi 20s something, trầm cảm không thể đi làm,… Khoản này tối thiểu là bằng chi tiêu của mình trong 6 tháng.
Ví dụ, một tháng mình tiêu khoảng 7 triệu thì quỹ này cần duy trì ở mức 40 – 50 triệu.
2. Tiền trong lưu thông là tiền sống, tiền trong két sắt, trong tài khoản ngân hàng là tiền mất giá. Đổi tiền Việt ra đô hoặc mua vàng là một cách giữ tiền, để tiền không mất giá
nhưng cũng cần chú ý là nếu bạn gửi đô hoặc ngoại tệ trong ngân hàng thì sẽ không có lãi suất, còn mua vàng thì mua số lượng ít, mua cho vui.
3. Tiết kiệm giúp mình không nghèo đi, nhưng đầu tư mới làm mình giàu lên.
Lộ trình của mình sẽ như thế này:
B1. Đầu tư vào bảo hiểm
Bảo hiểm trước nhất là bảo vệ sức khỏe. Có sức khỏe thì mới tính chuyện làm giàu, sống cống hiến, tận hưởng cuộc sống được.
Thứ hai, bảo hiểm là một kênh đầu tư rất an toàn. Hiện tại cái bảo hiểm mình đang sử dụng có cam kết lãi suất, việc này giúp tiền của mình đỡ bị trượt giá.
Thứ ba, bảo hiểm là một kênh tiết kiệm kỷ luật trong dài hạn. Khác với việc để ngân hàng, thích thì rút, không thích thì rút, mình có trách nhiệm với tương lai của mình hơn vì rút bảo hiểm ra là bị trừ đủ thứ tiền.
Ngoài ra, mình cũng đang nghiên cứu bảo hiểm kết hợp đầu tư của công ty. Mình phân vân giữa việc ủy thác đầu tư vào quỹ hay tự đầu tư.
Bảo hiểm liên kết đầu tư – như tên gọi, đây là loại bảo hiểm vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa có thêm giá trị đầu tư. đại khái là bạn ủy thác đầu tư cho các công ty quản lý quỹ, phù hợp với các bạn thích đầu tư chứng khoán mà không có nhiều thời gian nghiên cứu.
Tự đầu tư thì mình có trải nghiệm, mình được tự quản lý mua bán các mã chứng khoán. Nhưng mình sẽ mất nhiều thời gian, nhiều phen tay nhanh hơn não, chọn nhầm cổ phiếu phải trả giá bằng tiền
Mình đang tính toán mức độ chấp nhận rủi ro rồi tính ra khoảng tiền mình có thể bỏ vào kênh này để học. Dạo này nhìn mấy con số mà to đầu.
B2. Đầu tư làm ăn buôn bán
Hiện tại mình đang mở shop be bé, đủ ăn đủ tiêu. sau này có thể cân nhắc thêm việc mở cửa hàng, nếu có đủ nhân sự
B3. Gửi tiết kiệm ngân hàng
Không có nhiều thứ để nói. Một kênh an toàn, nhưng mình gửi đây một phần thôi vì nó dễ rút, dễ tiêu, không để được dài lâu. Hiện nay lãi suất ngân hàng đang giảm, xuống còn khoảng 5.5 – 8% tùy nơi nên mình toàn gửi ngắn hạn
B4. Đầu tư các kênh tự do tài chính
tự do tài chính thật sự là một từ đầy cám dỗ :))) nhưng để làm được điều này thì cũng đòi hỏi nhiều thứ
MMO hay cụ thể là Youtube Partner là một kênh tạo ra thu nhập thụ động.
thực tế thì để tạo thu nhập thụ động có rất nhiều cách, xin liệt kê một vài cách ra đây
+ Viết blog rồi đặt quảng cáo, hoặc nhận review/quảng bá trên blog
+ Youtuber, cách kiếm tiền tương tự trên
+ Viết ebook, nhạc, sách hay tất tần tật những cái gì liên quan đến bản quyền và bán
+ Làm affiliate: đại khái là khi mọi người mua sản phẩm thông qua link của bạn, hoặc bạn giới thiệu được người sử dụng mới thì sẽ nhận được một khoản hoa hồng, phù hợp với những bạn có nhiều follower, fb xịn
+ Xây dựng một hệ thống rồi franchise
….
Trên thực tế, mình muốn các kênh thu nhập thụ động sẽ mang lại các nguồn ngoại tệ nên đang tìm hiểu các kênh MMO quốc tế. Kiếm ngoại tệ tiêu ở Việt Nam nó sướng lắm các bạn ơi!!!!
4. Quản lý tài chính nên là một môn học được dạy từ khi chúng ta còn nhỏ xíu, đáng tiếc không ai được học môn này ở trường học, còn trường đời sẽ bắt chúng ta phải trả một cái giá đắt.
Mình học được rằng phải chuẩn bị tài chính ngay từ bây giờ, tích lũy cho tuổi già của chính mình.
Khi mình còn trẻ, mình đi làm ra tiền dễ dàng hơn khi mình già rất nhiều. Có thể dựa dẫm vào con cái lúc về già là tốt, nhưng nếu không thì sao?
Trong sinh hoạt bình thường thì còn dễ nói, chứ rồi lúc ốm đau, bệnh tật thì sao? Giờ bảo con cho mấy chục, mấy trăm triệu chữa bệnh, mình cũng xót, mà cũng đẩy con vào hoàn cảnh khó khăn
Oh yeah, lúc đó cái bảo hiểm phát huy tác dụng, làm lá chắn cho mình.
Mình muốn đi du lịch, ăn chơi nhảy múa châu Âu cả tháng trời? Ừ cứ đi chơi thôi, mình có thu nhập thụ động mà.
Nhỡ mà các kênh thu nhập thụ động có sập hết, mình vẫn có tiền tiết kiệm để chống đỡ một thời gian rồi đứng dậy làm lại.

.LÀM VIỆC SÂU


Trong thời đại của sự sao nhãng, những người có khả năng thực sự tập trung sâu vào công việc mình đang làm có thể sẽ là những người “về đích sớm”, giống như câu chuyện của rùa chuyên tâm và thỏ ham vui. Bạn có đang tập trung vào những dòng chữ này không? Hay tuy thân bạn đang ở trong căn phòng này, nhưng tâm bạn lại ở một nơi nào đó rất ra.
Làm Việc Sâu không phải là những gì quá cao siêu và viển vông. Bạn có thể thực hành nó ngay lúc nào, ngay bây giờ. Trong cuốn sách “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ ra ngay cả đi bộ chúng ta cũng có thể luyện tập “Deep Work”: “Thở vào, bước một bước và chú tâm hoàn toàn vào lòng bàn chân của mình. Nếu quý vị chưa “về” được một trăm phần trăm thì đừng bước bước nào nữa cả. Quý vị có thể xài lớn thì giờ như vậy. Khi nào chắc chắn mình đã về được một trăm phần trăm với giây phút hiện tại bây giờ và ở đây, tiếp xúc được với thực tại một cách sâu sắc thì quý vị hãy mỉm cười và bước đi bước kế tiếp. Đi như vậy, quý vị sẽ in lên mặt đất sự vững chãi, thảnh thơi và niềm an vui của quý vị.” 

Lợi ích của Làm Việc Sâu

Dưới đây là một số những lợi ích cơ bản mà, giống như Thiền Định, có thể mang lại cho bạn, nếu bạn chịu khó dành 1 tiếng mỗi ngày để thực sự “sống sâu”.
Hạnh phúc ngay lúc này: Tâm trí lan man là tâm trí không hạnh phúc. Bạn không cần phải như Tôn Ngộ Không để sử dụng chiêu Thần Hành, khi mà linh hồn có thể tạm thời rời khỏi thể xác và tự do di chuyển. Ngay lúc này, bạn đang ngồi trên ghế, tay đặt ngay ngắn trên bàn, mắt bạn đang nhìn những con chữ rất đắm đuối nhưng tâm trí lại có thể đang băn khoăn vô vàn thứ chuyện “không đâu” khác. Bữa ăn tối qua mình ăn gì nhỉ? Người yêu có cần giận mình nữa không? Sắp được đi Đà Lạt rồi, háo hức quá đi? Có nên chụp ảnh cuốn này rồi đăng lên Facebook để các bạn biết mình cũng sâu sắc lắm chứ bộ?... Tóm lại, trong lúc đọc sách thì suy nghĩ mọi thứ… trừ chuyện đọc sách. 
Nếu bạn vào chế độ "Deep Work", tâm trí sẽ cần tập trung cao độ vào việc mình đang làm. Giống như một sĩ tử toàn tâm toàn ý vào giải đề trong 2 tiếng thi đại học, hay một chuyên gia phải nhập tâm hết mức vào việc gỡ bom, toàn bộ tinh lực của bạn khi sẽ được hấp thụ và tan chảy vào công việc. Cảm giác căng thẳng dâng tràn, nhưng cũng sung sướng khó tả.
Nâng cao năng suất: Thần thoại về 8 tiếng nơi công sở là bạn sẽ ngồi chăm chú hoàn toàn trong 8 tiếng, nhưng thực tế thực sự tập trung được 2 tiếng mỗi buổi sáng, chiều cũng đã là thành tích với dân văn phòng rồi. Thời gian còn lại, chúng ta hay phải dành vào những công việc, tuy vặt vãnh nhưng ngốn rất nhiều thời gian và năng lượng như trả lời Email, nói chuyện với đồng nghiệp, chat nhóm trên Skype, ăn quà vặt buổi chiều, sinh nhật đồng nghiệp tháng 3... Nhớ lại những lúc ở lại cơ quan làm muộn, hay đi làm cuối tuần, một mình một văn phòng, đôi khi cô đơn nhưng lại làm được “bao việc”. Nâng suất rất cao vì không bị ai đó làm phiền, đứt mạch sự tập trung.
Thúc đẩy sự chuyên sâu: Nếu xét cho cùng, mức lương và điều kiện được đãi ngộ của bạn sẽ tỉ lệ nghịch với số người (ít nhất là ở Hà Nội) có thể làm công việc mà bạn đang làm. Lương bạn có thể sẽ càng cao, nếu số người mà sếp có thể chọn lựa từ thị trường lao động để thay thế bạn càng thấp. Thời đại của hời hợt và cái gì cũng biết một chút sẽ vẫn còn kéo dài, nhưng xã hội sẽ luôn trao thưởng hậu hĩnh cho các chuyên gia: những kẻ rất giỏi và rất hiểu công việc mình đang làm. Và bạn hiếm có thể đi sâu vào một lĩnh vực (và xây lợi thế cạnh tranh cho mình) nếu không thực sự hiểu sâu về nó. “Deep Work” có lẽ là cách để thúc đẩy việc luyện tập có chủ đích & sâu tốt nhất trong các phương pháp phát triển bản thân mỗi ngày. 

Tạo môi trường để Làm Việc Sâu

Để chuyển sang được chế độ "Deep Work", thứ quan trọng hàng đầu không phải là bạn bắt tay ngay vào công việc, mà cần tạo môi trường lý tưởng cho mình trước đã. Giống như không mấy ai mở lớp hành thiền ngay Ngã Tư Sở và người ta cần lên không gian thanh tịnh và linh thiêng của chùa để tĩnh tâm, đôi khi không phải do tâm trí bạn thích đi "phượt" khắp nơi, mà vì tâm bạn bị thu hút và tấn công bởi quá nhiều các kích thích ngoại lai. 
Và một trong những cách khôn ngoan nhất để chống lại các cám dỗ không phải là cưỡng lại chúng mà là khiến chúng biến mất, hay gạt chúng ra khỏi môi trường của bạn. Đừng cố ép mình không vào Instagram hay ngừng chơi Candy Crush, bạn hãy thử xoá luôn ứng dựng đó trên Iphone xem sao. Đây là các gợi ý bạn rất nên thử qua. 
  1. Tắt toàn bộ các thông báo (Cả dạng Chữ, Âm thanh, Thông báo đẩy) của tất cả các ứng dụng như Facebook, Instagram, Zalo, Viber... trên tất cả các nền tảng từ trên máy tính, điện thoại, đồng hồ thông minh…
  1. Chọn không gian làm việc yên tĩnh. Nếu bạn là người cực kỳ nhảy cảm với tiếng ồn hay khả năng tập trung kém, hãy cố gắng tìm những địa điểm tôn trọng sự giá trị của sự tĩnh lặng để làm việc. Ví dụ như phòng làm việc của tôi, ngoài tiếng quạt chạy, và thi thoảng có tiếng chim hót ngoài hiên, thì không còn một loại tạp âm nào có thể chia cắt tình yêu của tôi và công việc tôi đang làm. Bàn làm việc của tôi, khi đi làm cũng luôn quay mặt vào bức tường trắng, và tôi cũng hay tránh xa các khu ra vào, khu của hội buôn chuyện, và tránh luôn những bạn có nhu cầu phải giải toả tâm tư bằng tiếng động.
  1. Bạn có thể thử chuyển thanh Taskbar/Dock của Windows/MacOS sang bên phải (nằm bên lề tầm nhìn) thay vì để dưới cùng. Với tôi, xếp chúng ở góc dưới cuối cùng như các hệ điều hành cài đặt mặc định thì sẽ rất tiện cho tâm trí khi vừa đang nửa tập trung vào việc này, vừa lại rất muốn chuyển sang ứng dụng khác.
  1. Áp dụng chủ nghĩa tối giản trên bàn làm việc: Loại bỏ hết những thứ không cần thiết ra khỏ bàn làm việc. Trên bàn của tôi, chỉ có 1 máy vi tính, 1 chuột, 1 chai nước, 1 cái đèn. 
  1. Làm việc sâu giống như bật chế độ “Turbo”, nên bạn sẽ tụt năng lượng rất nhanh. Tốt nhất, nên tập ý thức về sự đói của mình và ăn cách nhịp (mỗi tiếng một quả táo chẳng hạn) để duy trì được mức độ hăng say tối ưu.
  1. Tốt nhất bạn nên ngồi bàn làm việc, thay vì ngồi bàn gấp hoặc nằm giường. Truyền thuyết kể rằng Kindle giúp đọc sách nhiều hơn, nhưng nhiều người tôi gặp hay mua Kindle... chỉ để chữa chứng mất ngủ đêm. Vì tư thế đọc sách khá phổ biến lúc 23h của họ sẽ là: lên giường, nằm nghiêng, cầm Kindle, đọc được 2 trang sách, mắt chầm chậm đóng lại rồi từ từ đi vào giấc ngủ. Làm việc tử tế nghĩa là bố trí cho mình một chỗ ngồi tử tế trước.

Khi nào bạn nên Làm Việc Sâu?

Khung thời gian nào thì có thể tùy cơ địa của bạn, nhưng hầu hết sẽ rơi vào 2 khung giờ, khi đô thị chưa kịp hoặc ngừng cất tiếng là 5-7h sáng hoặc 22h-24h. Tuỳ vào khả năng, nhưng thường bạn chỉ tập trung được 1 giờ đã là rất đáng tuyên dương, và sau đó thì phải nghỉ để phục hồi “cơ” tập trung. Có những người có thể “thăng hoa” được 3-4 giờ (làm việc không mệt mỏi, mất cảm giác về thời gian, trôi trong công việc, phiêu lãng cùng Excel, đến mức quan sát cũng thấy được truyền năng lượng), nhưng nếu bạn chưa bao giờ làm việc “siêu” tập trung, thì hãy dành ra 1 khung giờ cố định hàng ngày tầm 90 phút là đủ.
Tóm tắt cách bước để thực hành Làm Việc Sâu mỗi ngày:
  1. Chọn khung giờ cố định mỗi ngày: Ví dụ 22h-24h
  2. Không tiếp xúc với bất kỳ ai trong khung thời gian đó, nếu công việc của bạn đòi hỏi sự suy tư trong tĩnh lặng: Đặt biển, “Cấm loài người” Hay “Thú dữ nguy hiểm, tránh lại gần”. Đóng chặt cửa phòng. Thế giới lúc đó chỉ tồn tại 2 thứ: Bạn và công việc.
  3. Ngắt mọi sao nhãng: Đặt điện thoại sang phòng bên hoặc cho vào 1 cái túi vải đen và bật chế độ máy bay. Tuyệt đối không nên vào Email hay các ứng dụng Chat khi đang làm việc.
  4. Chọn độ khó công việc phù hợp: Nhiều bạn hay đọc sách được 30 phút thấy mất kiên nhẫn rồi bỏ dở, vậy là từ bỏ luôn Làm việc sâu. Đôi khi do bạn, nhưng có thể do chất liệu không gợi hứng thú cho bạn. Để tạo sự hăng hái cho tâm trí, độ thử thách của công việc này thường cần phải nằm giữa khoảng buồn chán & khoảng bất khả thi. Nghĩa là, nhiệm vụ đó không được dễ quá, cũng không được khó quá, phải rất vừa với sức mình. Nếu trình độ của bạn đang 5, hãy học ở mức 7, đừng học ở mức 9 hoặc ở mức 3. Khó quá, bạn sẽ bỏ dở vì và dễ quá cũng vậy.
  5. Nên làm 1 công việc – 1 lúc: Nghĩa là khi ta đọc sách thì chỉ đọc, khi nghe giảng thì chỉ nghe giảng, khi tập vẽ thì chỉ tập vẽ, khi lắng nghe thì chỉ có lắng nghe. Bạn nên tránh nhất là vừa đọc sách, vừa nhắn tin hoặc vừa làm vừa lướt FB, vừa làm một việc A nhưng ý thức lại chạy nhảy từ B sang đến Z.
  6. Chuyên tâm, thật chuyên tâm vào công việc đang làm: Hãy dùng ý chí để ép bản thân "nhập hồn" vào công việc bạn đang làm. Giống như khi bạn dùng "ý chí" để ép mình chống đẩy 50 cái: đến cái thứ 30, bạn đã muốn buông xuôi, nhưng khi bạn dùng ý chí, ép mình, ép mình có thêm một chút nữa thôi, thì đã thấy được 49 cái rồi.
Khi vào chế độ Làm Việc Sâu, càng làm bạn sẽ càng thấy thích thú, một trạng thái dòng được các nhà tâm lý học gọi là Dòng Chảy (Flow), khi càng tiến sâu, bạn sẽ cảm thấy mình trôi đi cùng công việc, thay vì phải nhích từng centimet đến vạch đích. Tuỳ năng lực, nhưng thường sau 1 tiếng hãy giải lao, ăn chút hoa quả, uống chút nước và lập lại quá trình này cho đến khi cơ thể cất tiếng cần nghỉ ngơi. Chúc bạn thành công trong quá trình Làm Việc Sâu của mình. 

Gọi vốn, chia cổ phần



GỌI VỐN, CHIA CỔ PHẦN
CHIA SẺ VỚI AI THÍCH KHỞI NGHIỆP VÀ CÓ TƯ DUY TÀI CHÍNH
Khởi nghiệp thì sẽ sống bằng tiền đầu tư ?
Đó là lời cảnh báo của các CEO sau cả ngày mình đi thăm Ahamove và Topica,
Có khá nhiều vấn đề mà mình đã tổng hợp ra blog tuy nhiên cổ phần sẽ là vẫn đề duy nhất mình chia sẻ trên fb.
Ai cũng muốn doanh nghiệp của mình có thể tự phát triển tự duy trì. Nhưng tài chính là một vấn đề lớn và nếu không có tài chính thì không thể giải quyết vấn đề lớn của start up đó là scale up
Việc nhận đầu tư và chia sẻ cổ phần là quyết định thông minh vì qua đó giá trị công ty được tăng lên.
___________________________________
Bài viết được viết trong lúc mình đang tính số tiền gọi đầu tư trong vòng 1 năm tới để hoàn thiện đề án kawai
Mình sẽ nhắc đến Nợ chuyển đổi — Convertible Debt trong phần 2
___________________________________
Ví dụ
Bảo có một tham vọng là mạng công nghệ mới đến gần với giới trẻ hơn. Cụ thể là công nghệ vạn vật kết nối IOT. Mọi thứ sẽ không chỉ dừng ở lớp học mà Bảo muốn có một hệ sinh thái, sẽ có cả mô hình ON-OFF, tìm cách để người trẻ sẵn sàng để bước vào thời kỳ cách mạng công nghệ.
Bảo mới đi được bước đầu là lớp học offline và sản phẩm đã được test ngoài thị trường 6 tháng
 GIAI ĐOẠN 1: Idea stage
Mất một thời gian dài để định hình ý tưởng và đề án, vấn đề khó nhất là văn bản hóa các ý tưởng. Sau đó tinh gọn tất cả các chuỗi ý tưởng lại sao cho thật tinh gọn qua Lean Canvas, định hình ý tưởng mới luôn bắt đầu từ PAIN POINT của khách hàng, giá trị giải pháp, kênh phân phối
 GIAI ĐOẠN 2: Co founder stage
Bảo ko thể tự làm một mình, đó là lúc mà cần có đồng đội. Cứ cho rằng Bảo tìm được những người đồng hành phù hợp. Nhưng tìm đồng đội thì ưu tiên chất lượng hơn số lượng
 GIAI ĐOẠN 3: Family and friend
Trước khi đi bán ý tưởng kinh doanh của mình, Bảo cần định giá được giá trị của nó. Định giá như thế nào để thuận mua – vừa bán với người mua(nhà đâu tư). Cao quá sẽ không ai mua cổ phần cả. Giá trị định giá chỉ có hiệu lực khi có người nào đó đồng ý mua cổ phần. Và lúc đầu thường ít nhà đầu tư tin tưởng vào dự án, vậy nên người đầu tư hợp lý nhất thường là angel investor hoặc là số tiền đến từ người thân
Ví dụ: Anh định giá cho ý tưởng của mình là 100 triệu đồng. Anh sẽ đi bán 20% cổ phần lấy 20 triệu đồng từ nhà đầu tư. Giả sử nhà đầu tư X đồng ý đặt niềm tin vào Get Ins và đồng ý bỏ 20 triệu đồng ra mua 20% cổ phần dự án.
Lúc này, số lượng cổ phần của các co-founder còn lại là 80%. Công việc của anh sau khi nhận được vốn đầu tư là phải dùng số tiền đầu tư đó, phát triển dự án của mình để có mức định giá cao hơn ở những vòng gọi vốn tiếp theo. Chú ý rằng từ những vòng đầu tiên, số cổ phần mất đi ko nên vượt quá 1/3 vì các founder sẽ mất hết hy vọng
Cụ thể là: khi nhận được 20 triệu đồng, Bảo thuê văn phòng, đầu tư chi phí thành lập,, phát triển sản phẩm, phát triển marketing , đầu tư làm web và hoàn thiện bướ đi đầu tiên là sản phẩm lớp học offline
 GIAI ĐOẠN 4 : Seeding round
Vẫn giống như giai đoạn 3. các co founder và nhà đầu tư X tiếp tục định giá lại dự án này.
Sau vài tháng, các lớp học đã khả thi và sản phẩm MVP hoàn thiện, chứng tỏ được điểm cân bằng giữa sản phẩm và thị trường
Giả sử 2 người định giá giá trị dự án bây giờ là 200 triệu (Nhưng vẫn phải đảm bảo thuận mua vừa bán với các nhà đầu tư sau). Số tiền cổ phần của dự án vẫn giữ nguyên: Co founder: 80% và nhà đầu tư X: 20% nhưng giá trị cổ phần đã tăng lên gấp đôi. Giá trị 20% cổ phần của X đã tăng lên 40 triệu đồng.
Bảo tiếp tục gọi vốn ở giai đoạn 2:
Giả sử có một nhà đầu tư Y (không còn là người thân, ta mong chờ nhất là một angel investor) nhìn thấy tiềm năng của dự án liền bỏ thêm 20 triệu đồng để đầu tư dự án. Và giá trị định giá cổ phần tại thời điểm này là 200 triệu + 20 triệu của nhà đầu tư Y là 220 triệu.
Tỉ lệ cổ phần được chia lại như sau:
Co-founder: (160/220)x100 = 72.727%
Nhà đầu tư X: (40/220)x100 = 18.181%
Nhà đầu tư Y: (20/220)x100 = 9.09%
Ngoài ra, ở giai đoạn này, nhà đầu tư X hoặc Bảo đều có thể bán một phần cổ phần của mình trong dự án để lấy tiền mặt. Nhà đầu tư X có thể bán 1 nửa cổ phần dự trong dự án để bảo toàn vốn của mình. Hoặc ông ta có thể bán hết cổ phần, coi như kết thúc 1 thương vụ và kiếm được một khoản lợi nhuận 100%.
Sau khi nhận được tiền từ nhà đầu tư Y, Bảo tiếp tục phát triển dự án với sứ mệnh tăng giá trị định giá của nó lên. Bây giờ ko chỉ còn khóa học offline nữa, đi theo đúng sự mệnh là kết nối người trẻ và khiến người trẻ trở nên tài giỏi hơn qua việ học công nghệ, Bảo phát triển khóa học online, bán thêm linh kiện và mở dịch vụ dạy học 1-1 giữa những sinh viên giỏi và những học sinh, cho học sinh tiếp cận sớm với công nghệ đại học.
 GIAI ĐOẠN 4: Continue seeding round
Cả 3 người lại tiếp tục định giá lại giá trị của dự án, chuẩn bị cho vòng gọi vốn tiếp theo. Giả sử, cả 3 người thống nhất giá trị định giá cho dự án này là 300 triệu. Số lượng cổ phần vẫn như giai đoạn 2, nhưng giá trị cổ phần tăng lên, như sau:
Co founder : 160 triệu -> 218.18 triệu
Nhà đầu tư X: 40 triệu -> 54. 54 triệu
Nhà đầu tư Y: 20 triệu -> 27.28 triệu
Bảo lại tiếp tục gọi vốn giai đoạn tiếp. Và anh thuyết phục được nhà đầu tư Z đầu tư vào dự án 50 triệu đồng. Tổng giá trị dự án bây giờ là: 300 triệu + 50 triệu = 350 triệu đồng. Và tỉ lệ cổ phần được chia lại như sau:
Co-founder: (218.18/350)x100 = 62.337%
Nhà đầu tư X: (54.54/350)X100 = 15.583%
Nhà đầu tư Y: (27.28/350)x100 = 7.794%
Nhà đầu tư Z: (50/350)x100 = 14.286%
Lúc này, với 20 triệu đồng ban đầu, nhà đầu tư X đã có khối tài sản giá trị 54.54 triệu. Để bảo toàn vốn đầu tư ban đầu hoặc đơn giản để lấy tiền về sử dụng vào mục đích riêng, ông bán 5.714% giá trị cổ phần cho 1 nhà đầu tư khác là X1 thu về 20 triệu đồng ban đầu. Đây không phải là vòng gọi vốn nên sẽ không định giá lại giá trị dự án mà chỉ là nhà đầu tư X muốn bán một phần cổ phần của ông ta tại giá trị định giá của dự án là 350 triệu đồng.
Và nhà đầu tư Y, với 20 triệu đồng ban đầu đã tăng lên 27,28 triệu đồng, khi đó ông Y quyết định ăn non, kết thúc thương vụ nên sẽ bán tất cổ phần của ông ta lại cho ông Y1 và kết thúc thương vụ đầu tư này với số tiền lãi là 7.28 triệu đồng.
Và tỷ lệ cổ phần lúc này của ông X giảm xuống còn, ông Y1 sẽ thay thế ông Y trong danh sách các cổ đông. Và có thêm nhà đầu tư X1 trong danh sách cổ đông. Cụ thể như sau:
Co-founder: 62.337%
Nhà đầu tư X: 15.583% - 5.714% = 9.869%
Nhà đầu tư Y: 0%(loại ra khỏi danh sách cổ đông)
Nhà đầu tư Z: 14.286%
Nhà đầu tư X1: 5.714%
Nhà đầu tư Y1: 7.794%
Tiếp tục phát triển dự án, công ty bắt đầu thực hiện 1 chuỗi các bước tiến nay đã có lượt khách hàng sử dụng ổn định nhưng số tiền của nhà đầu tư Z đã bị tiêu hết. Vậy nên họ lại tiếp tục định giá lại dự án và gọi vốn đầu tư thêm một lần nữa.
 GIAI ĐOẠN 5: Series A
Lúc này Bảo tính toán để lên sàn chứng khoán và vốn hóa, series A là các bước cuối cùng để hoạn thiện, sau khi IPO thì một công ty khởi nghiệp với ý tưởng mới mẻ sẽ trở thành 1 doanh nghiệp
Lúc này, dự án đã khả quan hơn, tươi sáng hơn có thể có doanh thu luôn và khả năng phát triển rất tốt. Dự định mở thêm cơ sở trong miền Nam được công bố rộng rãi. nên các nhà đầu tư mạnh dạn định giá cho dự án này ở mức 500 triệu đồng.
Khối tài sản của các cổ đông tiếp tục tăng lên:
Co-founder: 62.337% - tương đương: 311,685 triệu đồng
Nhà đầu tư X: 9.869%- tương đương: 49.345 triệu đồng
Nhà đầu tư Z: 14.286% - tương đương: 71.43 triệu đồng
Nhà đầu tư X1: 5.714% - tương đương: 28,57 triệu đồng
Nhà đầu tư Y1: 7.794% - tương đương: 38.97 triệu đồng
Lúc này, nhà đầu tư C, đã theo dõi quá trình phát triển của dự án khá lâu, nhưng vì sợ rủi ro nên ông chưa dám đầu tư, ngay khi ông nghe tin sắp có sản phẩm và doanh thu từ hệ sinh thái học tập công nghệ nên ông C mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng ở giá trị định là 500 triệu, tổng giá trị định giá hiện tại là 600 triệu và tỉ lệ cổ phần được phân chia lại như sau:
Co-founder có 311,685 triệu đồng – Tương đương: (311.685/600)x100 = 51.9475%
Nhà đầu tư X có 49.345 triệu đồng – Tương đương: (49.345/600)x100 = 8.2241%
Nhà đầu tư Z có 71.43 triệu đồng – Tương đương: (71.43/600)x100 = 11.905%
Nhà đầu tư X1 có 28,57 triệu đồng – Tương đương: (28.57/600)x100 = 4.7617%
Nhà đầu tư Y1 có 38.97 triệu đồng – Tương đương: (38.97/600)x100 = 6.495%
Nhà đầu tư C có 100 triệu đồng – Tương đương: (100/600)x100 = 16.6667%
Có tiền từ nhà đầu tư C, Bảo tiếp tục làm việc, thuê chuyên gia, nhân sự, mở rộng mạng lưới bán sản phẩm… tăng trưởng quy mô doanh nghiệp. Tiếp tục các vòng gọi vốn sau với hình thức tương tự.
Sau khi Sản phẩm của Bảo rất tốt, mọi việc đi đúng hướng, mang lại lợi nhuận, sau nhiều vòng đầu tư, anh quyết định công khai doanh nghiệp , niêm yết công ty lên sàn, hay gọi là IPO.
Qua IPO, Bảo có thể nhận tiền từ hàng triệu người, thông qua trị trường chứng khoán.
Vậy là từ chưa có gì, việc kêu gọi đầu tư có thể khiến 1 dự án từ một ý tưởng trở thành một công ty, 0 đồng trở thành 311,685 triệu đồng. Tuy nhiên đó là một con dao hai lưỡi nếu ko biết cách sử dụng đồng vốn
-----------------------------
Bạn vừa đọc hết 2 mặt A4, mình viết mang tính chất ghi chép lại những suy nghĩ của mình. Chúc mừng những ai kiên trì đọc đến cuối, hẳn là các bạn có tính kiên trì lắm ^^

Sếp tốt ^^




Nhưng ở bên ngoài môi trường làm việc, bạn đã khi nào cảm thấy rằng, dù bạn có đi đâu, làm gì, hoành tráng thế nào đi nữa thì có những người đã làm SẾP của bạn, họ vẫn luôn là SẾP của bạn. Bạn vẫn tôn trọng, yêu quý và lễ phép với họ dù có thể bạn không làm việc với họ nữa? Bạn đã có những người SẾP như vậy chưa?
Tôi đã từng làm qua 4 công ty (thực ra là 5 nhưng có 1 công ty tôi tự lập ra) và đã gặp được 3 người SẾP như vậy. Tôi thấy mình vô cùng may mắn. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách chọn một người SẾP tốt dựa trên 6 NGUYÊN TẮC GÂY ẢNH HƯỞNG của TS Robert Cialdini (Cuốn sách tôi rất tâm đắc “Thuyết phục bằng tâm lý”).

1.Nguyên tắc đáp trả:
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những người đã giúp đỡ chúng ta.
Một người SẾP tốt là người luôn sẵn sàng giúp đỡ, dạy dỗ, đào tạo, hướng dẫn, chia sẻ với chúng ta những kiến thức, kinh nghiệm để giúp ta hoàn thành tốt nhất công việc của mình, phát triển bản thân và luôn cho chúng ta cơ hội để thể hiện bản thân, tạo lập công trạng. Có thể nói, đây là tiêu chí QUAN TRỌNG NHẤT của một SẾP TỐT.

2. Nguyên tắc thiện cảm:
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những người chúng ta quý mến.
Một người SẾP tốt thì được rất nhiều người quý mến. Nhiều người nghĩ rằng những người giỏi thì thường lập dị, khác thường và hay bị ghét nhưng đó chỉ là một người giỏi chuyên môn thôi. Một SẾP tốt thì nên vừa giỏi chuyên môn, vừa được mọi người yêu quý.
Cách gây THIỆN CẢM tốt nhất là áp dụng nguyên tắc số 1: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC.

3. Nguyên tắc chuyên gia:
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những người được coi là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
Tại sao tôi tổ chức hội thảo về tài chính thì khó thuyết phục hơn 1 tiến sĩ về tài chính hay 1 người đang giữ chức vụ cao trong Ngân hàng mặc dù các bạn còn CHƯA BIẾT kiến thức của tôi và họ ai cao hơn? Các bạn chỉ ĐOÁN thôi đúng không? Chắc gì các bạn đã đoán đúng?
Nhưng chúng ta vẫn có xu hướng lựa chọn chuyên gia hơn.
Vì vậy, SẾP tốt phải là chuyên gia trong ít nhất 1 lĩnh vực nào đó (có thể là nhân sự, marketing, tài chính, hay quản lý, công nghệ…).

4. Nguyên tắc Cam kết và nhất quán:
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi lời cam kết của bản thân mình hoặc của người khác.
Những câu KHẲNG ĐỊNH luôn có sức mạnh. Nó làm nên sự UY TÍN của một người.
Và SẾP tốt phải là người BIẾT GIỮ CHỮ TÍN, NÓI LÀ LÀM.

5. Nguyên tắc bằng chứng xã hội
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, hành vi của đám đông khi không chắc chắn một điều gì đó.
Vì vậy, SẾP tốt phải là người được nhiều người ủng hộ.

6. Nguyên tắc khan hiếm
Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm (cái gì hiếm có giá trị thì thường là quý và được coi trọng hơn).
Vì vậy, SÊP tốt mà có tài năng HIẾM CÓ KHÓ TÌM thì càng TUYỆT VỜI hơn.

.QUẢN LÝ THỜI GIAN



Mỗi người có phương pháp quản lý thời gian khác nhau, còn cách quản lý thời gian của Hải Sunsea là theo MỐI QUAN HỆ.

Đối với các mối quan hệ của mình, tôi chia làm 4 loại:
1. Những người mà tôi yêu mến, tôn trọng hoặc những người tôi kính trọng, nể phục (có những người cả 4 điều trên) (chiếm khoảng 60% mối quan hệ): tôi dành 80% thời gian để giao tiếp, làm việc với họ. Đôi khi đơn giản là trà đá, chém gió, uống rượu…tôi cũng có thể dành rất nhiều thời gian cho họ. Làm việc thì đương nhiên rồi, tôi chỉ thích và đa phần thời gian làm việc với những nhóm này. Và quan trọng, thông qua việc tập trung giao tiếp và làm việc với họ, tôi có thể phát triển bản thân cực tốt vì họ toàn là những người tích cực, luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi! Hơn nữa, qua việc tôi giúp đỡ họ, tôi cũng phát triển bản thân mình rất nhiều. Nếu bạn thấy tôi dành nhiều thời gian cho bạn thì bạn thuộc nhóm này rồi đấy.

2. Những người tôi thích (khoảng 30% mối quan hệ): đây là những người tôi có thiện cảm, nhưng có thể chưa có cơ hội giao tiếp nhiều với họ, nhưng khi họ yêu cầu, tôi sẵn sàng giúp đỡ, nhóm này có khả năng trở thành nhóm trên. Tôi dành 15% thời gian dành cho họ.

3. Những người tôi KHÔNG QUAN TÂM (chiếm khoảng 8% mối quan hệ): là những người tôi không thích nhưng cũng không ghét lắm. Tôi liệt vào hàng mặc kệ, muốn làm gì thì làm. Và đương nhiên đã không quan tâm thì không dành thời gian gì hết. Nhưng đôi khi thỉnh thoảng vẫn BUỘC PHẢI GIAO TIẾP, nên có 3% tôi phải dành thời gian cho họ. Nhóm này gần như không có cơ hội trở thành nhóm trên trừ khi có đột biến nào đó.

4. Những người tôi GHÉT, và KẺ THÙ (chiến khoảng 2% mối quan hệ của tôi): Những người liệt vào hàng này khá ít, nhưng vẫn tồn tại. Thỉnh thoảng có những người tôi gặp mà tôi cực ghét, còn kẻ thù là những kẻ tâm địa xấu xa, dám hãm hại tôi và những người tôi yêu quý. Tôi vẫn phải dành 2% để giao tiếp với họ, nhưng tuyệt đối không bao giờ giúp đỡ, chỉ có VÙI DẬP trở lên thôi. Không trả thù là may!

Tôi có thể dành cả ngày, càng tuần với những người tôi thực sự yêu quý, nhưng không bao giờ chấp nhận dành vài giờ cho những người tôi không quan tâm hoặc những kẻ tôi ghét dù có LỢI đến mấy. Đời được mấy thời gian, sao phải khổ mà giao tiếp với những kẻ mình không thích!