Getinsvn.com

Introduce

I'm Business Analyst. Recently, I've been helping start ups getting an online presence, by building web and mobile apps, in the process of developing my programming and social skills.
Được tạo bởi Blogger.

Contact us

Tên

Email *

Thông báo *

Người đóng góp cho blog

Fanpage

Gọi vốn, chia cổ phần



GỌI VỐN, CHIA CỔ PHẦN
CHIA SẺ VỚI AI THÍCH KHỞI NGHIỆP VÀ CÓ TƯ DUY TÀI CHÍNH
Khởi nghiệp thì sẽ sống bằng tiền đầu tư ?
Đó là lời cảnh báo của các CEO sau cả ngày mình đi thăm Ahamove và Topica,
Có khá nhiều vấn đề mà mình đã tổng hợp ra blog tuy nhiên cổ phần sẽ là vẫn đề duy nhất mình chia sẻ trên fb.
Ai cũng muốn doanh nghiệp của mình có thể tự phát triển tự duy trì. Nhưng tài chính là một vấn đề lớn và nếu không có tài chính thì không thể giải quyết vấn đề lớn của start up đó là scale up
Việc nhận đầu tư và chia sẻ cổ phần là quyết định thông minh vì qua đó giá trị công ty được tăng lên.
___________________________________
Bài viết được viết trong lúc mình đang tính số tiền gọi đầu tư trong vòng 1 năm tới để hoàn thiện đề án kawai
Mình sẽ nhắc đến Nợ chuyển đổi — Convertible Debt trong phần 2
___________________________________
Ví dụ
Bảo có một tham vọng là mạng công nghệ mới đến gần với giới trẻ hơn. Cụ thể là công nghệ vạn vật kết nối IOT. Mọi thứ sẽ không chỉ dừng ở lớp học mà Bảo muốn có một hệ sinh thái, sẽ có cả mô hình ON-OFF, tìm cách để người trẻ sẵn sàng để bước vào thời kỳ cách mạng công nghệ.
Bảo mới đi được bước đầu là lớp học offline và sản phẩm đã được test ngoài thị trường 6 tháng
 GIAI ĐOẠN 1: Idea stage
Mất một thời gian dài để định hình ý tưởng và đề án, vấn đề khó nhất là văn bản hóa các ý tưởng. Sau đó tinh gọn tất cả các chuỗi ý tưởng lại sao cho thật tinh gọn qua Lean Canvas, định hình ý tưởng mới luôn bắt đầu từ PAIN POINT của khách hàng, giá trị giải pháp, kênh phân phối
 GIAI ĐOẠN 2: Co founder stage
Bảo ko thể tự làm một mình, đó là lúc mà cần có đồng đội. Cứ cho rằng Bảo tìm được những người đồng hành phù hợp. Nhưng tìm đồng đội thì ưu tiên chất lượng hơn số lượng
 GIAI ĐOẠN 3: Family and friend
Trước khi đi bán ý tưởng kinh doanh của mình, Bảo cần định giá được giá trị của nó. Định giá như thế nào để thuận mua – vừa bán với người mua(nhà đâu tư). Cao quá sẽ không ai mua cổ phần cả. Giá trị định giá chỉ có hiệu lực khi có người nào đó đồng ý mua cổ phần. Và lúc đầu thường ít nhà đầu tư tin tưởng vào dự án, vậy nên người đầu tư hợp lý nhất thường là angel investor hoặc là số tiền đến từ người thân
Ví dụ: Anh định giá cho ý tưởng của mình là 100 triệu đồng. Anh sẽ đi bán 20% cổ phần lấy 20 triệu đồng từ nhà đầu tư. Giả sử nhà đầu tư X đồng ý đặt niềm tin vào Get Ins và đồng ý bỏ 20 triệu đồng ra mua 20% cổ phần dự án.
Lúc này, số lượng cổ phần của các co-founder còn lại là 80%. Công việc của anh sau khi nhận được vốn đầu tư là phải dùng số tiền đầu tư đó, phát triển dự án của mình để có mức định giá cao hơn ở những vòng gọi vốn tiếp theo. Chú ý rằng từ những vòng đầu tiên, số cổ phần mất đi ko nên vượt quá 1/3 vì các founder sẽ mất hết hy vọng
Cụ thể là: khi nhận được 20 triệu đồng, Bảo thuê văn phòng, đầu tư chi phí thành lập,, phát triển sản phẩm, phát triển marketing , đầu tư làm web và hoàn thiện bướ đi đầu tiên là sản phẩm lớp học offline
 GIAI ĐOẠN 4 : Seeding round
Vẫn giống như giai đoạn 3. các co founder và nhà đầu tư X tiếp tục định giá lại dự án này.
Sau vài tháng, các lớp học đã khả thi và sản phẩm MVP hoàn thiện, chứng tỏ được điểm cân bằng giữa sản phẩm và thị trường
Giả sử 2 người định giá giá trị dự án bây giờ là 200 triệu (Nhưng vẫn phải đảm bảo thuận mua vừa bán với các nhà đầu tư sau). Số tiền cổ phần của dự án vẫn giữ nguyên: Co founder: 80% và nhà đầu tư X: 20% nhưng giá trị cổ phần đã tăng lên gấp đôi. Giá trị 20% cổ phần của X đã tăng lên 40 triệu đồng.
Bảo tiếp tục gọi vốn ở giai đoạn 2:
Giả sử có một nhà đầu tư Y (không còn là người thân, ta mong chờ nhất là một angel investor) nhìn thấy tiềm năng của dự án liền bỏ thêm 20 triệu đồng để đầu tư dự án. Và giá trị định giá cổ phần tại thời điểm này là 200 triệu + 20 triệu của nhà đầu tư Y là 220 triệu.
Tỉ lệ cổ phần được chia lại như sau:
Co-founder: (160/220)x100 = 72.727%
Nhà đầu tư X: (40/220)x100 = 18.181%
Nhà đầu tư Y: (20/220)x100 = 9.09%
Ngoài ra, ở giai đoạn này, nhà đầu tư X hoặc Bảo đều có thể bán một phần cổ phần của mình trong dự án để lấy tiền mặt. Nhà đầu tư X có thể bán 1 nửa cổ phần dự trong dự án để bảo toàn vốn của mình. Hoặc ông ta có thể bán hết cổ phần, coi như kết thúc 1 thương vụ và kiếm được một khoản lợi nhuận 100%.
Sau khi nhận được tiền từ nhà đầu tư Y, Bảo tiếp tục phát triển dự án với sứ mệnh tăng giá trị định giá của nó lên. Bây giờ ko chỉ còn khóa học offline nữa, đi theo đúng sự mệnh là kết nối người trẻ và khiến người trẻ trở nên tài giỏi hơn qua việ học công nghệ, Bảo phát triển khóa học online, bán thêm linh kiện và mở dịch vụ dạy học 1-1 giữa những sinh viên giỏi và những học sinh, cho học sinh tiếp cận sớm với công nghệ đại học.
 GIAI ĐOẠN 4: Continue seeding round
Cả 3 người lại tiếp tục định giá lại giá trị của dự án, chuẩn bị cho vòng gọi vốn tiếp theo. Giả sử, cả 3 người thống nhất giá trị định giá cho dự án này là 300 triệu. Số lượng cổ phần vẫn như giai đoạn 2, nhưng giá trị cổ phần tăng lên, như sau:
Co founder : 160 triệu -> 218.18 triệu
Nhà đầu tư X: 40 triệu -> 54. 54 triệu
Nhà đầu tư Y: 20 triệu -> 27.28 triệu
Bảo lại tiếp tục gọi vốn giai đoạn tiếp. Và anh thuyết phục được nhà đầu tư Z đầu tư vào dự án 50 triệu đồng. Tổng giá trị dự án bây giờ là: 300 triệu + 50 triệu = 350 triệu đồng. Và tỉ lệ cổ phần được chia lại như sau:
Co-founder: (218.18/350)x100 = 62.337%
Nhà đầu tư X: (54.54/350)X100 = 15.583%
Nhà đầu tư Y: (27.28/350)x100 = 7.794%
Nhà đầu tư Z: (50/350)x100 = 14.286%
Lúc này, với 20 triệu đồng ban đầu, nhà đầu tư X đã có khối tài sản giá trị 54.54 triệu. Để bảo toàn vốn đầu tư ban đầu hoặc đơn giản để lấy tiền về sử dụng vào mục đích riêng, ông bán 5.714% giá trị cổ phần cho 1 nhà đầu tư khác là X1 thu về 20 triệu đồng ban đầu. Đây không phải là vòng gọi vốn nên sẽ không định giá lại giá trị dự án mà chỉ là nhà đầu tư X muốn bán một phần cổ phần của ông ta tại giá trị định giá của dự án là 350 triệu đồng.
Và nhà đầu tư Y, với 20 triệu đồng ban đầu đã tăng lên 27,28 triệu đồng, khi đó ông Y quyết định ăn non, kết thúc thương vụ nên sẽ bán tất cổ phần của ông ta lại cho ông Y1 và kết thúc thương vụ đầu tư này với số tiền lãi là 7.28 triệu đồng.
Và tỷ lệ cổ phần lúc này của ông X giảm xuống còn, ông Y1 sẽ thay thế ông Y trong danh sách các cổ đông. Và có thêm nhà đầu tư X1 trong danh sách cổ đông. Cụ thể như sau:
Co-founder: 62.337%
Nhà đầu tư X: 15.583% - 5.714% = 9.869%
Nhà đầu tư Y: 0%(loại ra khỏi danh sách cổ đông)
Nhà đầu tư Z: 14.286%
Nhà đầu tư X1: 5.714%
Nhà đầu tư Y1: 7.794%
Tiếp tục phát triển dự án, công ty bắt đầu thực hiện 1 chuỗi các bước tiến nay đã có lượt khách hàng sử dụng ổn định nhưng số tiền của nhà đầu tư Z đã bị tiêu hết. Vậy nên họ lại tiếp tục định giá lại dự án và gọi vốn đầu tư thêm một lần nữa.
 GIAI ĐOẠN 5: Series A
Lúc này Bảo tính toán để lên sàn chứng khoán và vốn hóa, series A là các bước cuối cùng để hoạn thiện, sau khi IPO thì một công ty khởi nghiệp với ý tưởng mới mẻ sẽ trở thành 1 doanh nghiệp
Lúc này, dự án đã khả quan hơn, tươi sáng hơn có thể có doanh thu luôn và khả năng phát triển rất tốt. Dự định mở thêm cơ sở trong miền Nam được công bố rộng rãi. nên các nhà đầu tư mạnh dạn định giá cho dự án này ở mức 500 triệu đồng.
Khối tài sản của các cổ đông tiếp tục tăng lên:
Co-founder: 62.337% - tương đương: 311,685 triệu đồng
Nhà đầu tư X: 9.869%- tương đương: 49.345 triệu đồng
Nhà đầu tư Z: 14.286% - tương đương: 71.43 triệu đồng
Nhà đầu tư X1: 5.714% - tương đương: 28,57 triệu đồng
Nhà đầu tư Y1: 7.794% - tương đương: 38.97 triệu đồng
Lúc này, nhà đầu tư C, đã theo dõi quá trình phát triển của dự án khá lâu, nhưng vì sợ rủi ro nên ông chưa dám đầu tư, ngay khi ông nghe tin sắp có sản phẩm và doanh thu từ hệ sinh thái học tập công nghệ nên ông C mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng ở giá trị định là 500 triệu, tổng giá trị định giá hiện tại là 600 triệu và tỉ lệ cổ phần được phân chia lại như sau:
Co-founder có 311,685 triệu đồng – Tương đương: (311.685/600)x100 = 51.9475%
Nhà đầu tư X có 49.345 triệu đồng – Tương đương: (49.345/600)x100 = 8.2241%
Nhà đầu tư Z có 71.43 triệu đồng – Tương đương: (71.43/600)x100 = 11.905%
Nhà đầu tư X1 có 28,57 triệu đồng – Tương đương: (28.57/600)x100 = 4.7617%
Nhà đầu tư Y1 có 38.97 triệu đồng – Tương đương: (38.97/600)x100 = 6.495%
Nhà đầu tư C có 100 triệu đồng – Tương đương: (100/600)x100 = 16.6667%
Có tiền từ nhà đầu tư C, Bảo tiếp tục làm việc, thuê chuyên gia, nhân sự, mở rộng mạng lưới bán sản phẩm… tăng trưởng quy mô doanh nghiệp. Tiếp tục các vòng gọi vốn sau với hình thức tương tự.
Sau khi Sản phẩm của Bảo rất tốt, mọi việc đi đúng hướng, mang lại lợi nhuận, sau nhiều vòng đầu tư, anh quyết định công khai doanh nghiệp , niêm yết công ty lên sàn, hay gọi là IPO.
Qua IPO, Bảo có thể nhận tiền từ hàng triệu người, thông qua trị trường chứng khoán.
Vậy là từ chưa có gì, việc kêu gọi đầu tư có thể khiến 1 dự án từ một ý tưởng trở thành một công ty, 0 đồng trở thành 311,685 triệu đồng. Tuy nhiên đó là một con dao hai lưỡi nếu ko biết cách sử dụng đồng vốn
-----------------------------
Bạn vừa đọc hết 2 mặt A4, mình viết mang tính chất ghi chép lại những suy nghĩ của mình. Chúc mừng những ai kiên trì đọc đến cuối, hẳn là các bạn có tính kiên trì lắm ^^